Tin...Hay không...?




Theo Tin Mừng Gioan 20, 19 – 29: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần cũng là ngày Chúa Giêsu hiện ra với Bà Maria Mađalêna, sau khi Chúa đã chết và mai táng. Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín vì các ông sợ người Do Thái.

Chúa Giêsu chết, các môn đệ cảm thấy hụt hẩng, phần thì lo sợ, và dường như tất cả đều tiêu tan. Tôma cũng vậy, sau khi Chúa chết và mai táng, ông đã lạc lỏng, khô cằn trong niềm tin vào Chúa, niềm tin vào anh em. Chính vì vậy, ông đã rời xa tập thể của mình, nên trong lần Chúa hiện ra này, Tôma đã vắng mặt.
Khi các môn đệ trao đổi việc họ xem thấy Chúa hiện ra:
-          “Nầy anh Tôma, chúng tôi đã được thấy Chúa sống lại”
Tôma chưa tin và còn đưa ra điều kiện:
“Khi nào tôi xỏ ngón tay vào tay Chúa… và đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi mới tin.”
Tôma một con người thực tế ,và dựa trên lý luận nhiều, nên khó đón nhận việc Chúa sống lại. Khi mà mắt thấy tai nghe Chúa đã chết với những vết tử thương còn ám ảnh đầu óc ông…
Tôma đã nghe nhiều thông tin về việc Chúa sống lại, nên ông đã nói: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh, và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” (Gn 20, 25). Nhưng tám ngày sau, Chúa hiện ra lần hai, lần này có mặt Tôma. Chúa trách Tôma, là vì đã có Kinh Thánh nói, đặc biệt các lời Chúa phán về việc Phục sinh của Người, nhất là lời các nhân chứng đã thấy và kể lại… kể từ đó các môn đệ đều tin vào Chúa Phục sinh, nhưng Tôma là môn đệ cuối cùng tin vào Chúa sống lại.
Qua biến cố Chúa hiện ra với các môn đệ, điều này có nghĩa là Chúa Giêsu đang sống và đang hiện diện với chúng ta. Các môn đệ đang họp trong căn  nhà đóng kín, Chúa Giêsu cũng có thể vượt qua các bức tường và đang ẩn núp bên trong, để hiện ra với chúng ta bằng muôn ngàn cách thức khác nhau… Câu nói của Chúa Giêsu khi hiện ra với các môn đệ: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Con người chúng ta thường dễ tin vào những gì có chứng cớ rõ ràng, ông bà chúng ta ngày xưa thường nói: “trăm nghe không bằng một thấy”
Vì vậy, người Kitô hữu chúng ta không chỉ say mê với những gì trong Tin Mừng nhưng còn phải ham thích, còn biết đọc ra những dấu chỉ của Chúa trong các biến cố của cuộc sồng. Nhìn vào Tôma khi nghe các môn đệ báo tin Chúa  sống lại ông không tin, nhưng khi thấy rõ ràng: “Hãy xỏ ngón tay…hãy xem tay Thầy…” Tôma đã nhận ra thực tại vô hình, mà con mắt xác thịt con người không thể thấy được, đó là thiên tính của Chúa Giêsu và ông đã tin… “Lạy Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa của tôi”.
Qua đoạn Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giêsu hiền lành và kiên nhẫn trong việc giáo dục đức tin cho các môn đệ. Chúa đã kiên nhẫn trong việc giáo dục, thì chúng ta cũng cần phải kiên nhẫn trong việc đón nhận đức tin, qua việc chúng ta kiên nhẫn sống đức tin hằng ngày.
Các môn đệ  vui mừng vì gặp lại Chúa. Riêng chúng ta đã sống niềm tin Phục Sinh ra sao?
Điều mà được coi là nền tảng, đó là niềm tin trong tương giao với mọi người. Chúng ta đã làm gì để người khác tin được chúng ta? Mặc dầu chúng ta biết rằng qua đau khổ mới tới hạnh phúc, nhưng đừng bao giờ dừng lại ở đồi Golgotha, mà hãy tiến thẳng tới núi Tabor.

Mỗi người chúng ta cũng đã nhiều lần như  thánh Tôma, xa rời tập thể của mình, để rồi lạc lỏng,  khô cằn trong niềm tin vào Chúa, niềm tin vào chị em… Xin Chúa củng cố đức tin, để mỗi người có được niềm vui thấy Chúa Phục Sinh trong mỗi cảnh sống của mình, và hãy hân hoan sống Tin Mừng Chúa sống lại qua từng nếp suy nghĩ, lời nói, việc làm, và biến chúng ta thành chứng nhân cho cuộc sống mai sau.
Và, hãy dùng lý trí làm bàn đạp cho đức tin của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Duterte nổi giận về cách Philippines tổ chức SEA Games

Chàng trai 9X truyền cảm hứng nghiên cứu trên diễn đàn quốc tế